Tình trạng bảo tồn Sếu sarus

Chim sếu thường sống thành cặp hoặc nhóm nhỏ (công viên quốc gia Sultanpur)

Ước đạt 15–20,000 con sếu sarus trưởng thành trong tự nhiên vào năm 2009.[1] Quần thể tại Ấn Độ thấp hơn 10.000 con sếu, nhưng trong 3 phân loài, đây là phân loài có số lượng nhiều nhất. Chim sếu được xem là linh thiêng và sống an toàn, không bị đe đọa nhờ tín ngưỡng truyền thống,[53] tại nhiều khu vực chim không sợ con người. Sếu được dùng trong các dịp lễ hội tại Pakistan, nhưng không nhìn thấy được chim kể từ cuối những năm 1980. Tuy vậy quần thể tại Ấn Độ đã sụt giảm.[1] Ước lượng quần thể toàn cầu đề xuất giả thuyết rằng quần thể năm 2000 dồi dào nhất, đạt khoảng 10% và tồi tệ nhất chỉ bằng 2,5% số lượng từng tồn tại năm 1850.[68] Nhiều nông dân Ấn Độ tin rằng chim sếu phá hoại cây trồng,[14] đặc biệt là lúa gạo, mặc dù nghiên cứu cho biết rằng sếu ăn lúa gạo chỉ dẫn đến tổn thất ít hơn 1% và tổn hại sản lượng lương thực gây thất thoát khoảng 0,4–15 kilôgam (0,88–33,07 lb).[69] Thái độ của nông dân mang xu hướng tích cực bất chấp những thiệt hại, điều này giúp cho hoạt động bảo tồn chim sếu trên đất nông nghiệp.[70] Vai trò của đồng lúa có thể đặc biệt quan trọng cho việc bảo tồn chim, từ lúc đất ngập nước tự nhiên ngày càng bị đe dọa do hoạt động của con người.[22] Việc chuyển đổi đất ngập nước thành đất canh tác, và đất canh tác được đô thị hóa là nguyên nhân chính gây mất môi trường sống và sụt giảm quần thể dài hạn.[50] Bồi thường cho nông dân mất mùa được đề xuất như biện pháp giúp đỡ.[55] Quần thể tại Australia lớn hơn 5.000 con chim và có thể gia tăng.[9] Tuy nhiên, phân loài tại Đông Nam Á đã bị tàn sát do chiến tranh cùng sự biến đổi môi trường sống (như thâm canh nông nghiệp, khô cạn đất ngập nước). Giữa thế kỷ XX, sếu biến mất khỏi phần lớn phạm vi sinh sống từng kéo dài đến tận phía nam Trung Quốc; khoảng 1500-2000 con sếu còn lại ở vài quần thể thống kê phân mảnh. Thanh toán chi phí cho cư dân địa phương để bảo vệ tổ và giúp gia tăng thành công phối giống được thử nghiệm tại phía bắc Campuchia. Thành quả làm tổ được bảo vệ cao hơn đáng kể so với tổ trứng không được bảo vệ, tác động tích cực đến quần thể khá rõ ràng.[54] Tuy nhiên, chương trình cũng gây ra đố kỵ tại địa phương dẫn đến hành vi quấy nhiễu tổ sếu có chủ ý, đã không làm được gì để giảm bớt quy mô lớn hơn và nhiều hơn nữa những đe dọa thường trực do mất môi trường sống; dẫn đến kết luận rằng chương trình thanh toán chi phí bảo tồn là sự bổ sung lúc tốt nhất và không thể thay thế những can thiệp thường trực bao gồm bảo tồn môi trường sống và quản lý nguồn tài nguyên địa phương.[54] Quần thể tại Philippine bị tuyệt chủng vào cuối những năm 1960.[1]

Nhóm gia đình gồm 2 chim sếu trưởng thành và 1 chim non

Sếu sarus được xếp loại là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN.[1] Sự đe đọa gồm có phá hủy và/hoặc suy thoái môi trường sống, săn bắn và thu hoạch, cũng như ô nhiễm môi trường và dịch bệnh hoặc loài cạnh tranh. Ảnh hưởng giao phối cận huyết trong quần thể Australia có lẽ cần được nghiên cứu.[9]

Loài sếu này đã tuyệt chủng tại Malaysia, PhilippineThái Lan. Chương trình tái nhập được lên kế hoạch tại Thái Lan, sử dụng chim sếu từ Campuchia.[71]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sếu sarus http://www.business-standard.com/india/news/after-... http://dsal.uchicago.edu/dictionaries/hobsonjobson... http://www.umsl.edu/~ricklefsr/Reprints/R2000.pdf http://digitalcommons.unl.edu/bioscicranes/26 http://digitalcommons.unl.edu/bioscicranes/26/ http://sora.unm.edu/sites/default/files/journals/a... http://sora.unm.edu/sites/default/files/journals/a... http://sora.unm.edu/sites/default/files/journals/a... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11773245 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15142765